Tại Sao Nên Sử Dụng Sơn Tĩnh Điện Cho Cửa Lưới?
“Sơn tĩnh điện là gì? Tại sao công nghệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống?” đều là những câu hỏi Mirai Door thường nhận được từ nhiều bạn đọc. Để giải đáp thắc mắc của mọi người, hãy cùng Mirai Door tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về công nghệ sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện (Electrostatic Power Coating Technology) trải qua một khoảng thời gian dài phát triển, loại sơn ngày càng được tối ưu chất lượng cùng giá thành hợp lý. Về khái niệm, sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt chi tiết. Có 2 loại chất dẻo phổ biến được sử dụng trong sơn tĩnh điện:
- Nhựa nhiệt dẻo: Các chất tạo lớp phủ và không có sự biến đổi cấu trúc phân tử.
- Nhựa nhiệt cứng: Các chất xếp chéo qua nhau nhằm tạo ra một lớp màn vĩnh cửu, chịu nhiệt, không tan chảy.
Ngày nay, người ta áp dụng hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô (sơn bột) và dạng ướt (dùng dung môi). Dạng khô thường được ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox… Trong khi đó, dạng ướt chú trọng áp dụng cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
2. Sơn tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý như thế nào?
Cơ chế hoạt động của công nghệ này là sử dụng điện tử để tạo bám dính cho màng sơn. Bột sơn đi qua súng phun sơn sẽ được đun nóng và tích điện dương tại đầu phun. Sau đó, chúng sẽ di chuyển theo điện trường và đến vật liệu sơn đã tích điện âm. Nhờ vào lực hút của các ion điện tích, bột sơn sẽ bám quanh vật liệu sơn.
Với phương pháp này, bột sơn có thể rải đều quanh vật liệu và dễ dàng len lỏi những bề mặt bị khuất.
3. Tại sao công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được ưa chuộng?
Bạn không biết nguyên nhân công nghệ sơn này trở nên phổ biến? Đó là bởi chúng mang đến một số ưu điểm nổi bật dưới đây.
a. Về yếu tố kinh tế
99% sơn dư sau khi sử dụng đều có thể tái sử dụng triệt để và không cần sơn lót. Vì vậy, công nghệ sơn tĩnh điện được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Bên cạnh đó, khi đã phủ hoàn tất lớp sơn tĩnh điện, sản phẩm chỉ mất 20 phút bảo dưỡng để sẵn sàng hoạt động. Vì vậy, thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng được rút ngắn lại.
b. Tính an toàn khi sử dụng
Bột sơn tĩnh điện không dễ bay hơi trong không khí (trong khi đó, các loại sơn khác thường chứa dung môi độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Vì vậy, sử dụng sơn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và người tiêu dùng.
c. Về yếu tố chất lượng
Với công nghệ sơn này, bạn có thể tạo được lớp sơn phủ dày gấp đôi so với sơn thông thường khác. Điều này giúp kéo dài “tuổi thọ” của thành phẩm, duy trì độ bóng cao và lên màu chuẩn.
Hơn thế nữa, lớp sơn chất lượng cao sẽ bền, không bị tác động bởi môi trường hay hóa chất trong thời gian dài. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với kim loại. Lúc này, sơn giúp ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc bề mặt. Vì vậy, chúng hạn chế quá trình oxy hóa và ăn mòn điện hóa vật sơn.
4. Cửa lưới chống muỗi SEIKI mang đến sự an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn
Thương hiệu SEIKI được biết đến rộng rãi trong hơn 40 năm hoạt động về lĩnh vực sản xuất cửa lưới tự thu. Trải qua thời gian dài, các sản phẩm của SEIKI luôn được cải thiện chất lượng không ngừng với giá cả phải chăng. Vì vậy, không thể phủ nhận khi cửa lưới chống côn trùng SEIKI là giải pháp chống muỗi hiệu quả, được nhiều gia đình lựa chọn.
Hiện tại, sản phẩm cửa lưới tại Mirai Door sở hữu hai màu cơ bản (đen, trắng). Trong trường hợp bạn mong muốn một màu sắc khác (trong khả năng cho phép), chúng tôi sẽ sử dụng sơn tĩnh điện để tạo nên màu sắc tương ứng. Mirai Door luôn mong muốn đem đến những sản phẩm cửa chất lượng cho không gian sống. Việc sử dụng loại sơn này giúp đảm bảo màu cửa được giữ lại lâu hơn mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng.
Như vậy, Mirai Door đã giới thiệu đến bạn những thông tin xoay quanh công nghệ sơn tĩnh điện. Ngoài ra, bạn sẽ hiểu lý do cửa lưới chống muỗi SEIKI ưu tiên sử dụng loại sơn này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm cửa của chúng tôi, hãy liên hệ với Mirai Door qua hotline 0901 9999 66 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao muỗi là tác nhân mà mẹ bầu nên tránh xa?